trung tâm gia sư biên hòa

Phân tích cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Tây Tiến | Gia Sư Long Khánh

Phân tích cảm nhận 4 câu thơ đầu bài Tây Tiến | Gia Sư Long Khánh

Đề: Phân tích 4 câu thơ đầu tiên trong “Tây Tiến”

Bài làm:
  Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của ông luôn thu hút đọc giả với phong cách thơ hồn nhiên, tinh tế hào hoa, phóng khoáng và lãng mạn. Tác phẩm “Tây Tiến” tiêu biểu cho phong cách ấy của ông. Bài thơ khắc họa một cách sinh động hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. Trong đó, Quang Dũng đã làm nổi bật bức tranh hành quân và một khúc tráng ca bất tử về một thời Tây Tiến qua hai đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
      Trong lúc tháng năm đang cuồn cuộn chảy trôi, tất cả hối hả về phía trước, thì nỗi nhớ của Quang Dũng lại ùa về và tua chậm như một cuốn phim ngày cũ. Khi cảm xúc trào dâng thì những câu thơ xuất hiện:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
     Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ thiết tha về “sông Mã”, về “Tây Tiến”. Nỗi nhớ ấy phải khắc khoải lắm thì tác giả đã sử dụng phép điệp từ " nhớ". " Cách hiệp vần "ơi" trong “Tây Tiến ơi”, “nhớ chơi vơi”, “trong đêm hơi” làm cho hai câu thơ đầu như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc. Chỉ vỏn vẹn trong một câu thơ, Quang Dũng đã khiến độc giả cảm nhận rõ nét nỗi nhớ, đến những bâng khuâng mà sau này Tố Hữu đã kí thác vào Việt Bắc:
“Mình về, rừng núi nhớ ai”
Hay:
“Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non”
Hay:
“Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về” 
    Hai câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” là khúc dạo đầu của nỗi nhớ thương, là hồi chuông đánh thức những hoài niệm, vọng vang trong trái tim nhà thơ Quang Dũng. Để rồi độc giả được một phen tắm mình trong nỗi nhớ đằm sâu, bồng bềnh như sương khói, vương vấn, lan tỏa đến tâm can.
phan-tich-4-cau-tho-dau-bai-tay-tien
    Một vùng trời nơi núi rừng miền Tây và chặng đường hành quân gian nan vất vả được phục dựng bằng nỗi nhớ của cựu chiến binh Tây Tiến. Và dường như nhà thơ đã truyền sức sống cho miền đất ấy, để rồi người đọc như bước cùng chiến sĩ năm xưa, qua bao dặm đường thăm thẳm và heo hút, dữ dội và hoang sơ. Hai câu thơ tiếp gợi lại hình ảnh đoàn quân hành quân trong đêm: 
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
     Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn.  Những từ chỉ địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi ra địa bàn rộng lớn, đầy lạ lẫm đối với người lính Tây Tiến. Sương mù vùng cao dày đặc như trùm lấp bước chân, xoá mờ đi bóng dáng binh đoàn. Và những người lính vốn đang mỏi mệt, rệu rã vì chặng đường dài gian khổ. Quang Dũng đã nhìn thấy và miêu tả một mảng hiện thực khuất lấp trong thơ ca kháng chiến. Những người lính ấy, dù mệt mỏi mà tâm hồn vẫn trẻ trung, hào hoa, lạc quan, yêu đời. Hình ảnh "hoa về trong đêm hơi" là hình ảnh đẹp giàu sức gợi. Đó có thể là những ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân đang tiến về bản làng, cũng có thể là hình ảnh đoàn quân từ rừng đi ra, trên tay vẫn cầm theo những đóa hoa rừng ngát hương. Hay cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về đoàn quân Tây Tiến như những bông hoa rừng. Đoàn quân ấy hành quân trong một " đêm hơi" đầy huyền ảo, mơ hồ, bảng lảng khói sương chốn rừng suối. Hai câu thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
    Với cảm hứng lãng mạn tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Cảm ơn nhà thơ đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm hay và ý nghĩa. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới thế nhưng đoàn quân Tây Tiến vẫn còn đó, sống mãi trong trang thơ Quang Dũng. Đúng như những gì Giang Nam từng viết:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
 
Gia Hân

Đề: Cảm nhận 4 câu thơ đầu tiên trong bài thơ “Tây Tiến”

Bài làm
     Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của ông luôn thu hút đọc giả với phong cách thơ hồn nhiên, tinh tế hào hoa, phóng khoáng và lãng mạn. Tác phẩm “Tây Tiến” tiêu biểu cho phong cách ấy của ông. Bài thơ khắc họa một cách sinh động hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. Trong đó, Quang Dũng đã làm nổi bật bức tranh hành quân và một khúc tráng ca bất tử về một thời Tây Tiến qua hai đoạn thơ:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
      Mở đầu đoạn thơ là nỗi nhớ thiết tha về “sông Mã”, về “Tây Tiến”. Hai câu thơ đầu như ngân vang, phù hợp với biên độ của nỗi nhớ khắc khoải, da diết. Chỉ vỏn vẹn trong một câu thơ, Quang Dũng đã khiến độc giả cảm nhận rõ nét nỗi nhớ, đến những bâng khuâng mà sau này Tố Hữu đã kí thác vào Việt Bắc:
“Mình về, rừng núi nhớ ai”
Hay:
“Mây đi mây vẫn nhớ hồi về non”
Hay:
“Rừng xưa núi cũ yêu thương lại về”
    Hai câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến” là khúc dạo đầu của nỗi nhớ thương, là hồi chuông đánh thức những hoài niệm, vọng vang trong trái tim nhà thơ Quang Dũng. Để rồi độc giả được một phen tắm mình trong nỗi nhớ đằm sâu, bồng bềnh như sương khói, vương vấn, lan tỏa đến tâm can.
cam-nhan-4-cau-tho-dau-bai-tay-tien
    Một vùng trời nơi núi rừng miền Tây và chặng đường hành quân gian nan vất vả được phục dựng bằng nỗi nhớ của cựu chiến binh Tây Tiến. Và dường như nhà thơ đã truyền sức sống cho miền đất ấy, để rồi người đọc như bước cùng chiến sĩ năm xưa, qua bao dặm đường thăm thẳm và heo hút, dữ dội và hoang sơ. 
   Hai câu thơ tiếp gợi lại hình ảnh đoàn quân hành quân trong đêm. Hai câu thơ vừa tả thực, vừa sử dụng bút pháp lãng mạn. Những từ chỉ địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi ra địa bàn rộng lớn, đầy lạ lẫm đối với người lính Tây Tiến. Sương mù vùng cao dày đặc như trùm lấp bước chân, xoá mờ đi bóng dáng binh đoàn. Và những người lính vốn đang mỏi mệt, rệu rã vì chặng đường dài gian khổ. Quang Dũng đã nhìn thấy và miêu tả một mảng hiện thực khuất lấp trong thơ ca kháng chiến. Những người lính ấy, dù mệt mỏi mà tâm hồn vẫn trẻ trung, hào hoa, lạc quan, yêu đời. Hình ảnh "hoa về trong đêm hơi" là hình ảnh đẹp giàu sức gợi. Đó có thể là những ánh đuốc sáng lung linh của đoàn quân đang tiến về bản làng, cũng có thể là hình ảnh đoàn quân từ rừng đi ra, trên tay vẫn cầm theo những đóa hoa rừng ngát hương. Hay cũng có thể là hình ảnh ẩn dụ về đoàn quân Tây Tiến như những bông hoa rừng. Đoàn quân ấy hành quân trong một " đêm hơi" đầy huyền ảo, mơ hồ, bảng lảng khói sương chốn rừng suối. Hai câu thơ in đậm dấu ấn tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng.
    Với cảm hứng lãng mạn tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Cảm ơn nhà thơ đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm hay và ý nghĩa. Khói lửa chiến tranh đã qua đi, lịch sử dân tộc cũng đã bước sang trang mới thế nhưng đoàn quân Tây Tiến vẫn còn đó, sống mãi trong trang thơ Quang Dũng. Đúng như những gì Giang Nam từng viết:
“Tây Tiến biên cương mờ khói lửa
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông”
 
Gia Hân

Tham khảo từ khóa tìm kiếm bài viết từ google:

Cảm nhận bài thơ Tây Tiến học sinh giỏi

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến khổ 1

Ai là người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ Tây Tiến

Dàn ý cảm nhận bài thơ Tây Tiến

Hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn 1

Hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ 1

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Tran-Lai

Trần Lai

Các bài viết khác...
DÀNH CHO PHỤ HUYNH
đăng ký tìm gia sư gia sư hiện có
DÀNH CHO GIA SƯ
đăng ký làm gia sư new lopdayhienco
THÔNG TIN KHÁC
HỖ TRỢ ONLINE
hỗ trợ zalo 0908 64 0203
hỗ trợ zalo